10 cách chi tiêu tiết kiệm năm 2024 – Việc cân bằng các khoản thu – chi trong ngày Tết là một bài toán khó khiến cho nhiều người phải đắn đo, suy nghĩ. Với những cách chi tiêu Tết tiết kiệm, hợp lý sau đây, bạn sẽ có thể vui chơi “thả ga” mà không khiến cho túi tiền của mình bị hao hụt quá nhiều.
Gợi ý 10 cách chi tiêu ngày Tết tiết kiệm năm 2024
Hầu hết mọi cá nhân, gia đình đều phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm và các hoạt động vui chơi trong những ngày Tết, nhưng không phải ai cũng sở hữu một nguồn thu nhập dư dả để có thể đáp ứng tất cả các khoản chi phí phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí đó.
Chính vì vậy, việc tìm ra cách để có thể kiểm soát và quản lý ngân sách hiệu quả đã trở thành mục tiêu hàng đầu của nhiều người vào mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo một số mẹo chi tiêu ngày Tết tiết kiệm và hợp lý sau đây:
Lập kế hoạch chi tiêu Tết chi tiết, khoa học
Có thể nói, việc lập kế hoạch chi tiêu Tết một cách chi tiết, khoa học chính là bước đầu tiên mà bạn cần làm để đảm bảo tình hình tài chính luôn được duy trì ở mức ổn định.
Một kế hoạch chi tiêu tốt có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng “rò rỉ chi tiêu”. Nói cách khác, bản kế hoạch này có thể ngăn bạn tiêu tiền quá tay trong những ngày Tết, từ đó hạn chế tối đa hao hụt ngân sách.
Dưới đây là 4 bước cơ bản để bạn có thể thiết lập được một kế hoạch chi tiêu Tết hợp lý:
1. Tổng kết nguồn thu nhập: tiền lương từ công việc chính, các khoản thưởng Tết, tiền hoa hồng, học bổng, chi phí được hỗ trợ từ các cộng đồng,…
2. Liệt kê các khoản chi tiêu: chi phí định kỳ hàng tháng (tiền nhà, tiền điện, tiền nước, phí dịch vụ mạng), chi phí dự kiến (mua sắm vật dụng mới, tân trang nhà cửa, hoạt động vui chơi, ăn uống, lì xì trong ngày Tết)
3. So sánh thu nhập và chi phí: dựa trên tổng số tiền thu nhập và tổng số tiền cần chi tiêu để so sánh và nhận định tình trạng thu – chi có cân đối không
4. Xác định chiến lược cho các kế hoạch: trong trường hợp các khoản cần chi tiêu nhiều hơn mức thu nhập, bạn sẽ cần phải xác định chiến lược và giải pháp để cân đối thu – chi.
Theo đó, bạn có thể suy nghĩ đến những cách để tăng thu nhập hoặc giảm bớt chi phí, thậm chí là kết hợp cả hai phương pháp này.
Ảnh: Bình An
Tránh mua những sản phẩm không cần thiết
Có thể thấy, năm mới Tết đến là lúc mà mọi người phải bận rộn sắm sửa những vật dụng mới cho bản thân và gia đình. Bên cạnh những vật dụng thiết yếu, mọi người thường bị “cám dỗ” bởi những món đồ giảm giá dẫn đến tình trạng hao hụt ngân sách.
Trên thực tế có rất nhiều người đã nhanh chóng lâm vào tình cảnh “cháy túi” chỉ vì thói quen vung tiền quá tay cho những sản phẩm không thật sự cần thiết.
Do đó, thay vì mua sắm một cách cảm tính và tốn nhiều chi phí cho những sở thích nhất thời của mình, bạn nên cân nhắc cẩn trọng và xem xét đến yếu tố công dụng, lợi ích của sản phẩm.
Việc phân tích các chức năng của sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được món đồ này có thật sự cần thiết và đáng mua hay không. Từ đó giảm bớt chi phí phát sinh cho việc mua sắm trong dịp lễ Tết.
Ảnh: Bình An
Áp dụng nguyên tắc “5 câu hỏi” trước khi mua hàng
Một bí quyết khác giúp tối ưu hóa kế hoạch chi tiêu Tết mà bạn nên tham khảo chính là áp dụng nguyên tắc “5 câu hỏi” trước khi mua hàng.
Đây được xem là một nguyên tắc rất quan trọng và được nhiều người sử dụng để kiểm soát chi tiêu của mình một cách hiệu quả. Theo đó, bạn sẽ cần phải trả lời 5 câu hỏi sau trước khi mua bất kỳ nào:
1. Đây là thứ mình muốn có hay cần có?
2. Món đồ này có thực sự cần thiết không?
3. Mình có thể sử dụng món đồ cho bản thân không?
4. Tần suất sử dụng món đồ này có thường xuyên không?
5. Món đồ đó có đáng bỏ thời gian ra dùng không?
Nếu trong số các câu hỏi vừa kể trên có một câu trả lời là “không” đồng nghĩa với việc món đồ này không thật sự cần thiết và bạn nên bỏ qua nó để tránh lãng phí ngân sách.
Ngoài ra, cách chi tiêu này cũng sẽ giúp bạn tích lũy được một khoản tiền kha khá để sử dụng cho những mục đích khác quan trọng hơn hoặc dùng để đề phòng cho những tình huống phát sinh bất ngờ.
Ảnh: Bình An
Tính toán ngân sách phù hợp cho việc lì xì và mua quà tặng
Lì xì và biếu quà cho nhau trong dịp Tết vốn là một phong tục tốt đẹp của người Việt, với mong muốn mang lại may mắn cho người nhận. Trong đó, giá trị của món quà không được đo đếm bằng số tiền mà quan trọng nhất vẫn là tấm lòng.
Việc xác định đối tượng và tính toán mức ngân sách phù hợp ứng với mỗi phong bao lì xì sẽ là giải pháp tối ưu nhất để bạn có thể cân đối ngân sách và chủ động kiểm soát chi tiêu của mình trong ngày Tết.
Ngoài ra, bạn cũng không nên quá chú trọng đến hình thức và giá trị bề ngoài của quà tặng, thay vào đó hãy ưu tiên lựa chọn hãy chọn các món quà vừa túi tiền, có tính thực dụng cao và phù hợp với người nhận.
Ảnh: Bình An
Tranh thủ mua sắm Tết sớm hơn
Có thể thấy, càng gần Tết, nhu cầu mua sắm càng cao, sản phẩm cũng nhanh chóng hết hàng dẫn đến tình trạng vật giá leo thang, nhiều mặt hàng khan hiếm sẽ bị đẩy giá lên cao.
Vì vậy, nếu không muốn phải tiêu tốn một số tiền lớn cho việc mua sắm những vật dụng thiết yếu, bạn nên lên kế hoạch sắm Tết sớm, thay vì đợi đến ngày gần Tết mới bắt đầu chuẩn bị. Điều này vừa khiến cho bạn không mua được hàng tốt, vừa phải tốn thêm một khoản không nhỏ do giá thành đắt đỏ.
Ảnh: Bình An
Săn khuyến mãi tại siêu thị, cửa hàng và trang thương mại điện tử
Tết đến Xuân về là dịp để các siêu thị, những chuỗi cửa hàng và thậm chí là các trang thương mại điện tử tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Do đó, bạn nhân cơ hội này để có thể săn được nhiều deal hot và mua được nhiều sản phẩm với giá hời, từ đó tiết kiệm được kha khá chi phí mua sắm trong dịp Tết.
Tuy nhiên, mọi người vẫn thường nói rằng “tiền nào của nấy”, vì vậy để tránh rơi vào những “cạm bẫy” của người bán hàng và mua phải những sản phẩm kém chất lượng, bạn nên khảo sát giá tại nhiều cửa hàng và xem xét đến các đánh giá thực tế từ khách hàng khi “săn deal”.
Đặc biệt, đối với hàng thực phẩm bạn cần xem xét kỹ hạn sử dụng, tránh mua hàng sắp hết hạn chỉ vì ham rẻ và làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Ảnh: Bình An
Cân nhắc mua hàng online nhiều hơn
Với xu hướng mua sắm online ngày càng trở nên thịnh hành hơn trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhiều cửa hàng và thương hiệu đã triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi trên các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm vào dịp Tết của khách hàng.
Chính vì vậy, khi mua hàng online, bạn sẽ được áp dụng nhiều mã giảm giá hơn theo các hình thức khác nhau, ví dụ như voucher giảm giá từ nhà bán hàng, từ sàn thương mại, từ ngân hàng thanh toán hoặc thậm chí là hình thức hoàn tiền khi mua sắm,…
Bên cạnh đó, việc mua sắm trên các nền tảng trực tuyến cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, từ đó giảm bớt được một khoản tiền đáng kể.
Ảnh: Bình An
Làm mới những vật đã cũ
Việc tái sử dụng lại những đồ vật đã cũ cũng được xem là một cách giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho việc mua sắm trong những ngày đầu năm mới.
Trên thực tế, bạn không nhất thiết phải sắm sửa những món đồ mới để đón Tết mà vẫn có thể tự tạo ra một bộ trang phục độc đáo hoặc các phụ kiện trang trí xinh xắn từ những vật dụng của năm trước.
Với cách làm này, bạn có thể thay đổi một số chi tiết của vật dụng để tạo sự mới mẻ hoặc có thể mặc lại những quần áo cũ theo cách phối đồ mới.
Không những vậy, bạn còn có thể thỏa sức sáng tạo nên các vật dụng handmade sở hữu những vẻ đẹp đặc biệt, độc đáo của riêng mình mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí sắm sửa đồ Tết.
Ảnh: Bình An
Thanh lý vật không còn sử dụng
Ngoài cách tái sử dụng các vật dụng cũ, bạn cũng có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân bằng cách thanh lý những món đồ mà mình không còn sử dụng, đồng thời tiết kiệm được một khoản đáng kể trong ngân sách.
Đặc biệt, vào các dịp lễ Tết, các local brand cũng thường tổ chức các phiên chợ thanh lý đồ cũ, đồ secondhand, vì vậy bạn có thể nắm bắt cơ hội này để kinh doanh và tận dụng số tiền mà mình kiếm được để mua sắm những bộ quần áo hoặc những vật dụng cũ từ các cửa hàng secondhand khác.
Ảnh: Bình An
Ưu tiên tự nấu hơn mua ngoài
Vào những ngày lễ Tết, các quán ăn, nhà hàng đều phụ thu thêm chi phí dịch vụ khiến cho giá của các món ăn tăng cao ngất ngưởng, nhiều nơi còn điều chỉnh giá tăng đến 30% hoá đơn.
Do đó, để không phải tiêu tốn nhiều tiền bạc cho việc ăn uống, bạn nên ưu tiên việc tự nấu ăn tại nhà thay vì ra ngoài để thưởng thức những món ăn “sang chảnh” và khiến cho túi tiền của mình nhanh chóng cạn kiệt.
Trên thực tế, việc nấu ăn tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm những chi phí phát sinh như phí dịch vụ, phí vận chuyển, mà còn mang giúp bạn kiểm soát được chất lượng dinh dưỡng của mỗi món ăn và góp phần gắn kết tình cảm gia đình từ những bữa cơm ấm áp trong ngày Tết.
Trong trường hợp bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc nấu nướng, bạn vẫn có thể tự làm ra những món ăn thơm ngon với những công thức vừa đơn giản lại vừa tiết kiệm chi phí.
Ảnh: Bình An