Vào tháng 6/2012, ở tuổi 34 và sau 13 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, Sam Dogen muốn nghỉ ngơi. Vì vậy, anh quyết định thương lượng về việc nghỉ làm rồi về hưu sớm và sống bằng thu nhập thụ động thông qua tài sản cho thuê, cổ tức, cổ phiếu và bán sách điện tử.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Sam Dogen nhận ra rằng cuộc sống đi du lịch và giải trí mà anh từng nghĩ rằng mình muốn lại không hề phù hợp. Sam thấy mình luôn buồn chán và cảm thấy mất đi bản sắc, cần một lối thoát và muốn quay trở lại làm việc.
Mặc dù đã hơn 10 năm kể từ khi ngừng làm việc toàn thời gian, Sam cuối cùng đã từ bỏ việc nghỉ hưu sớm. Anh tự coi mình là “người về hưu giả” vì cuối cùng anh đã phải thúc đẩy mình quay lại nhịp sống bận rộn để lấp đầy thời gian của mình.
6 bài học tài chính cá nhân từ 10 năm “nghỉ hưu”
1. Không có gì xấu hổ khi “nghỉ hưu sớm”
Sam đã chia sẻ rất nhiều về hành trình nghỉ hưu sớm của mình, và một trong những phản hồi lớn nhất mà anh nhận được từ độc giả là: “Bạn vẫn đang làm một số công việc và nhận lại tiền, vì vậy bạn chưa thực sự nghỉ hưu”.
Dĩ nhiên đó là sự thật, và rõ ràng vì thế mà chúng ta nên chấp nhận thuật ngữ “nghỉ hưu giả”. Nhiều người trong chúng ta về hưu sớm nhưng vẫn đang viết bài blog, quay video, tạo khóa học điện tử, viết sách hoặc bán các tác phẩm nghệ thuật. Bản thân Sam vẫn điều hành blog Samurai Financial của mình và vừa dành 2 năm để viết cuốn sách tài chính cá nhân của mình có tên là “Buy this, not that” (tạm dịch: “Hãy mua cái này, không phải cái đó”).
Rất nhiều người nghỉ hưu sớm đang làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết bằng cách xây dựng doanh nghiệp trực tuyến của họ, ngay cả khi đó chỉ là một dự án đam mê trong ngắn hạn. Số tiền họ kiếm được có thể không phải là điều cần thiết, nhưng đó là một phần thưởng tuyệt vời.
Bằng cách tự nhận mình là “người về hưu”, Sam bỗng nhận phải những lời chỉ trích. Anh có thể ngồi trên bãi biển và uống bia cả ngày nếu anh muốn nhưng cuối cùng, ngay cả việc về hưu giả cũng không lý tưởng đến vậy.
2. Nhu cầu tài chính của bạn sẽ tăng lên theo thời gian
Bài học tài chính cá nhân thứ 2 mà những người muốn nghỉ hưu sớm phải biết đó là bạn sẽ cần nhiều tiền hơn theo thời gian. Khi Sam nghỉ hưu, anh cảm thấy ổn với khoản thu nhập thụ động 80.000 USD mỗi năm của mình. Nhưng năm 2015, vợ Sam cũng bắt đầu nghỉ hưu sớm. Họ tính toán rằng sẽ cần tạo ra 160.000 USD thu nhập thụ động hàng năm để trang trải cuộc sống.
Sau đó, họ quyết định có con – một con trai sinh vào năm 2017 và con gái sinh năm 2019, vì vậy nhu cầu tài chính của cặp vợ chồng liên tục tăng. Trả 2.200 USD một tháng phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe không có tài sản – cộng với 5.000 USD một tháng cho trường mầm non,…
Với lạm phát đang ở mức cao, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ mình không thể sống với khoản thu nhập cố định “chỉ có vậy” trong suốt nhiều năm. Đầu tư bất động sản cho thuê, cổ phiếu,… có thể là cách để bạn vẫn nghỉ ngơi nhưng có thêm tiền.
3. Các công việc truyền thống có nhiều điểm hấp dẫn
Kể từ năm 2012, Sam đã nhiều lần muốn quay trở lại làm việc toàn thời gian. Nghỉ ngơi khoảng 6 tháng, anh bắt đầu thấy chán nản khi không còn đồng nghiệp thân thiết, không được làm việc trong môi trường nhóm với những sứ mệnh chung.
Sam chia sẻ rằng tiếp theo đó là khi 2 vợ chồng có con trai đầu lòng. Anh bắt đầu lo rằng sẽ không có đủ tiền để chăm sóc gia đình. Rồi khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhiều người làm việc tại nhà và tận hưởng cảm giác cân bằng giữa công việc – cuộc sống nhưng những người nghỉ hưu sớm thì không. Đã quá quen với việc tự do, điều họ quan tâm hơn lại là liệu có đủ tài chính để chi tiêu.
4. Nghỉ hưu sớm tạo điều kiện cho bạn thể hiện bản thân
Đương nhiên, nghỉ hưu sớm cũng có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội được là chính mình, không cần phải lựa lời từng câu nói hay hành động nhỏ vì sợ ảnh hưởng tới cơ hội thăng chức, tăng lương, danh tiếng cá nhân trước nhà tuyển dụng.
Thực tế, một trong những lợi ích lớn nhất của việc độc lập về tài chính và không phải tuân theo các quy tắc của công ty nên bạn có thể thể hiện hết mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tin chia sẻ quan điểm, đặt ra những yêu cầu với người bạn hợp tác hoặc hỗ trợ.
5. Tính toán xác suất các cơ hội và rủi ro đi kèm
Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể ngay bây giờ để mang lại cho “bạn trong tương lai” nhiều cơ hội nhất có thể. Tiết kiệm và đầu tư nhiều tiền nhất có thể để khi bạn sẵn sàng nghỉ việc, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Bên cạnh đó, có thể bạn sẽ không nghỉ hưu hoàn toàn. Bạn có thể chuyển sang một công việc được trả lương thấp hơn nhưng có ý nghĩa hơn hoặc nghỉ một vài năm để chăm sóc cha mẹ. Hoặc bạn có thể quyết định “nghỉ hưu giả”, giống như Sam đã làm.
Nói một cách đơn giản, hãy thử nghĩ về tương lai dưới góc độ xác suất, không phải là điều tuyệt đối. Dù là một chuyên gia tài chính cá nhân có nhiều kinh nghiệm chăng nữa, bất cứ ai trong chúng ta cũng không thể luôn chắc chắn về việc tương lai sẽ có những biến động thế nào. Quản lý tài chính cá nhân cần có sự điều chỉnh, thay đổi với từng giai đoạn.