Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì - Tài Chính Tín Dụng
Trang chủ Ngân hàng số Ngân hàng chính sách xã hội là gì, có đặc điểm và vai trò gì?

Ngân hàng chính sách xã hội là gì, có đặc điểm và vai trò gì?

by Tài chính Tín Dụng

Ngân hàng chính sách xã hội được biết đến là một tổ chức hoạt động với mục đích hỗ trợ người nghèo và được Nhà nước xây dựng chính sách hoạt động cụ thể.

Vậy ngân hàng chính sách xã hội là gì? Cung cấp các dịch vụ nào? Theo dõi bài viết của Tài Chính Tín Dụng để biết thêm thông tin nhé!

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì?

Ngân hàng chính sách trước đây còn được gọi là Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, có bảng cân đối, có con dấu; trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu là 5 ngàn tỉ đồng, được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kì.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định.

ngan hang csnn la gi
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì?

Xem thêm: Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2024

Hệ Thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tại Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam hiện nay có hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức gồm:

  • Trụ sở chính đặt tại Hà Nội,
  • Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, cụ thể:

  • 9 thành viên kiêm nhiệm gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • 3 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.

Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hỗ trợ giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Vai Trò Chức Năng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là nhằm để cung cấp hoạt động tín dụng với chính sách ưu đãi dành cho người nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác.

Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không phải vì lợi nhuận.

Theo quy định hiện hành, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng và vai trò của mình thông qua các hoạt động tín dụng sau:

  • Huy động vốn
  • Cho vay
  • Thanh toán
  • Ngân quỹ
  • Nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng như một công cụ kinh tế của Nhà nước để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay nhiều ưu đãi để thực hiện các mục đích phát triển. Từ đó giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đối sống, bảo đảm an sinh xã hội, dân giàu – nước mạnh.

Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội gồm:

  • Hộ nghèo
  • Hộ cận nghèo
  • Hộ mới thoát nghèo
  • Hộ sản xuất
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nghèo, vùng khó khăn

Nhiệm Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì?

Ngân hàng Chính sách Xã hội luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình đối với xã hội, cụ thể:

  • Hỗ trợ triển khai các chương trình và chính sách tín dụng với các ưu đãi hấp dẫn của Nhà nước đối với người nghèo, các đối tượng khác trên địa bàn.
  • Thực hiện hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay. Đồng thời cung cấp dịch vụ ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của chính Ngân hàng Chính sách xã hội
  • Nhận sự ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, tổ chức phí chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước
  • Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức cá nhân và thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị nhận uy thác khác.
nhiem vu nhcsnn
Nhiệm Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Dịch Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

So với các ngân hàng khác, ngân hàng Chính sách xã hội không hề thua kém, Ngân hàng cũng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như sau:

Dịch Vụ Vay Vốn

  • Cho vay hộ nghèo.
  • Cho vay hộ cận nghèo.
  • Cho vay vốn hộ mới thoát nghèo.
  • Cho vay học sinh, sinh viên.
  • Cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
  • Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
  • Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
  • Cho vay thương nhân vùng khó khăn.
  • Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
  • Cho vay hộ nghèo làm nhà ở.
  • Cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.
  • Cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
  • Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
  • Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sống Cửu Long.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.
  • Các chương trình dự án vốn nước ngoài

Dịch Vụ Gửi Tiết Kiệm

  • Dịch vụ gửi tiết kiệm không kỳ hạn
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
  • Tiền gửi tiết kiệm của đối tượng người nghèo.

Dịch Vụ Thanh Toán Ngân Quỹ

  • Dịch vụ gửi tiền thanh toán
  • Tiền gửi có kỳ hạn
  • Chuyển tiền đi trong nước
  • Chuyển tiền đến trong nước
  • Dịch vụ chuyển tiền kiểu hối

Lãi Suất Vay Vốn Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Lãi suất vay vốn ngân hàng Chính Sách Xã Hội bao gồm như sau:

Lãi suất cho vay đối với người nghèo

Hiện nay, lãi suất cho vay đối với các đối tượng người nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội rất ưu đãi.

Mục đích là giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hay HSSV khó khăn có điều kiện cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, học tập tốt góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, tăng nhận thức, đảm bảo an sinh xã hội…

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Hộ nghèo 6,6%/Năm
Hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ 3,3%/Năm
Hộ cận nghèo 7,92%/Năm
Hộ mới thoát nghèo 8,25%/Năm
HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/Năm

Lãi suất vay dành cho các đối tượng khác

Bên cạnh những ưu đãi dành cho đối tượng người nghèo thì Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đáp ứng được khả năng của các đối tượng muốn vay để giải quyết việc làm và đi lao động có thời hạn nước ngoài bằng mức lãi suất thấp. Cụ thể như sau:

 

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm:
Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Các đối tượng khác 6,6%/năm
Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
Người lao động là hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 3,3%/năm
Các đối tượng còn lại thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 6,6%/năm
Cho vay xuất khẩu lao động 6,6%/năm

Lịch Làm Việc Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Không giống các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Chính sách xã hội được tổ chức theo 3 cấp bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

Theo đó, thời gian làm việc hành chính sẽ cố định từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần với khung giờ cụ thể như sau:

  • Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30.
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00.

Riêng với các điểm giao dịch xã: Phiên giao dịch diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của ngân hàng Chính sách xã hội. Thời gian giao dịch tại các điểm xã, phường cũng được quy định rõ theo từng địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội hiện chỉ mở cửa giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, Tết, ngân hàng sẽ tạm ngừng giao dịch và phục vụ khách hàng.

Do đó, quý khách hàng nên chú ý đến giao dịch vào các ngày trong tuần để tránh làm ảnh hưởng đến công việc.

Tổng Đài Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Và Kênh Thông Tin Liên Lạc

Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng chính sách xã hội hiện nay cũng đã mở đầu số hotline để khách hàng có thể liên hệ khi cần thiết. Vậy số điện thoại tổng đài ngân hàng chính sách xã hội là số nào?

Đầu số hotline của ngân hàng chính sách xã hội (VBSP): 00-84-24-36417184. Fax: 00-84-24-36417194.

Tại các chi nhánh/PGD của ngân hàng chính sách xã hội tại các tỉnh ở Việt Nam đều cung cấp số hotline để khách hàng có thể liên hệ khi cần.

Số điện thoại ngân hàng chính sách tại Hà Nội

Chi nhánh Địa chỉ Số điện thoại 
Sở giao dịch Tầng 1, số 169, phố Ling Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 024.3.6417.240
Hà Nội Số 27, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam 024.62817.130

Số điện thoại ngân hàng chính sách tại TP Hồ Chí Minh 

Chi nhánh Địa chỉ Số điện thoại 
TP Hồ Chí Minh Số 271, đường Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 028.39572.186

Số điện thoại ngân hàng chính sách tại các tỉnh 

Chi nhánh Địa chỉ Số điện thoại 
Điện Biên Số 10, đường Tôn Thất Tùng, tổ dân phố 24, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. 0215.3831.099
Bắc Ninh Số 02, đường Phù Đổng Thiên Vương, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam 0222.3822.517
Hòa Bình Tổ 6, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Việt Nam. 0218.3895.294
Quảng Ninh Lô B7, khu đô thị Cột 5 – Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam 0203.3858.397
Hà Nam Số 104, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 0226.3840.282
Ninh Bình Số 48, đường Đinh Tất Miễn, phố 12, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.  0229.3897.145
Đà Nẵng 346 Lê Thanh Nghị, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam  0236.3786.668

Tổng Kết

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải đáp ngân hàng Chính sách Xã hội là gì? Cũng như chức năng và nhiệm vụ gì ra sao? Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được các gói dịch vụ cũng như mức lãi suất mà ngân hàng này đang áp dụng.

Để hiểu hơn về ngân hàng, bạn có thể đến trực tiếp các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội gần nhất để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận