Ngày nay do nhu cầu mua sắm và các nhu cầu cá nhân ngày càng tăng mạnh. Đồng thời dịch Covid bùng phát khiến nhu cầu đi vay của cộng đồng cũng tăng lên rất nhiều. Và nổi lên đó là hình thức vay tín chấp khi bạn không cần thế chấp tài sản mà vẫn vay được tiền. Và FE Credit nổi lên với nhiều sản phẩm đang được khách hàng lựa chọn.
Tuy nhiên có rất nhiều khách hàng đã tố cáo FE Credit lừa đảo với lãi xuất rất cao đã gây ra rất nhiều lo lắng cho người đi vay và cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức vay tài chính khác . Tuy nhiên liệu điều này có phải là sự thật không chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về FE Credit là gì
FE Credit là Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC, tên giao dịch tiếng Anh FE Credit, là một công ty tín dụng có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giữ 51% cổ phần và Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (thuộc tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corporation) giữ 49% cổ phần.
Vậy hình hình thức vay tín chấp là gì?
Hình thức vay tín chấp đó là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản mà dựa vào hoàn toàn uy tín của cá nhân về khả năng trả nợ để phục vụ cho mục đích cá nhân .hay đám cưới, du lịch ,mua xe ..Khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 đến 500 triệu và thời gian vay từ 12 tháng cho đến 60 tháng
Vì vay tín chấp không cầm cố tài sản cho nên lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với vay thế chấp, và thường áp dụng cho những khoản vay vừa và nhỏ . Lãi suất này được dựa trên những thỏa thuận giữa người đi vay và tổ chức cho vay . Tuy nhiên lãi suất thường dao động từ 20%-25%/năm là cao, trên 30%/năm là khá cao, trên 40%/năm là rất cao và từ 50% là lãi cắt cổ . Nếu lãi suất từ 70% – 80% thì đây được coi là tín dụng đen
Và trên thực tế, các điều tra từ cơ quan chức năng đã cho thấy quy trình và thủ tục cho vay tại FE Credit đều đúng quy định pháp luật . Vây đâu là vấn đề khiến người đi vay tố FE Credit lừa đảo ?
Vấn đề về lãi suất của FE Credit
Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì các tổ chức tín dụng có thể tính lãi đối với khoản vay của khách hàng theo 2 cách sau:
- Lãi suất trên dư nợ gốc: Lãi suất trên dư nợ gốc là số tiền lãi sẽ được tính trên tiền gốc bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.
- Lãi suất trên dư nợ giảm dần: Lãi suất theo số dư nợ giảm dần là số tiền lãi được tính theo số dư nợ thực tế, sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc bạn chi trả trong các tháng trước đó.
- Tính đến thời điểm hiện tại khi vay tín chấp tiêu dùng FE Credit đang áp dụng 4 mức lãi suất khác nhau là 1,5%, 1,7%, 2,2%, 3% mỗi tháng. Ở đây mình sẽ tiết lộ cho bạn một bí mật. Thực ra đây chỉ là lãi suất tượng trưng hay nó chỉ mang tính chất quy đổi mà thôi.
1/ Điều bất thường đầu tiên: Lãi suất
Nhìn vào lịch thanh toán này, bạn sẽ thấy Lãi suất năm là 47%. Trời, như thế này chẳng khác gì lừa đảo.
Tuy nhiên, bạn cần phải phân tích theo nhiều khía cạnh để có thể hiểu hơn về mức lãi suất này. Thực ra, lãi suất 47% trong trường hợp này là tính trên dư nợ giảm dần. Xét về tổng tiền lãi phải trả từ giảm dần 47% / năm gần tương đương với 26,4%/ năm tính theo dư nợ cố định. Phép tính mà các ngân hàng và đặc biệt là công ty tài chính thích nhất đó là theo phương pháp dư nợ giảm dần nha.
Nhưng, tại sao ngay từ đầu không tư vấn luôn lãi giảm dần. Điều này liên quan đến tâm lý của khách hàng thôi. Giả sử khi bạn đi vay mà nghe nhân viên tư vấn bảo lãi vay đến tận 47% thì trong đầu sẽ nhẩm ngay, nếu vay 100 triệu thì lãi một năm sẽ là 47 triệu. Thực tế tổng lãi vay 100 triệu chỉ có 26.4 triệu đồng thôi nha. Không một nhân viên tư vấn nào lại tư vấn cho khách hàng theo phương pháp dại dột đó.
2/ Điều bất thường thứ 2:
Bạn hãy nhìn thật kỹ vào phần tiền gốc và lãi của khoản vay 50 triệu trong vòng 3 năm. Số tiền đóng đều như nhau nhưng gốc và lãi không được chia đều như cách tính lãi suất phẳng. Điều đáng sợ của lãi suất giảm dần là vay càng lâu thì phần lãi ban đầu càng nhiều.
Ví dụ ở tháng thứ nhất, bạn góp số tiền như những tháng tiếp theo nhưng mà tiền gốc chỉ bằng 1/3 tiền lãi. Có nghĩa là nguyên năm đầu tiên bạn chỉ góp phần lớn tiền lãi cho FE Credit mà thôi. Và thời hạn vay càng lâu thì tỷ lệ này sẽ càng lớn.
3/ Câu chuyện có thật
Đầu năm 2018 chị H (ở Quận Tân Bình – TPHCM) có vay tín chấp của Công ty tài chính FeCredit với số tiền 40 triệu đồng với kỳ hạn trả trong vòng 2 năm. Đến tháng 1 năm 2019, chị H làm ăn có lãi và đã thu xếp được tiền nên mong muốn thanh toán hết hạn hợp đồng, tất toán khoản vay trước hạn.
Liên hệ với tổng đài của Fecredit để hỏi số tiền phải trả còn lại là bao nhiêu, nhân viên tổng đài báo rằng số tiền thanh toán cả phí phạt hợp đồng lên tới 32 triệu đồng. Chị H bỗng dưng tá hỏa bởi vì chị đã trả khoản vay này được gần 1 nửa số kỳ hạn rồi đáng ra cũng phải được 15-20 triệu tiền gốc gì đó chứ nhưng đây chị chỉ trả được có 8 triệu đồng thôi sao?
Chị vô cùng bức xúc và cãi nhau, tranh luận với nhân viên của FeCredit nhiều lần. Sau đó chị cũng đã nhờ báo chí đưa tin, sau đó chị nộp đơn tố cáo ra tòa án đồng thời không trả khoản vay của Fecredit nữa.
Một số trường hợp không cẩn thận dẫn đến nói Fe Credit là lừa đảo
1/ Người đi vay không rõ thủ tục vay và các tính lãi suất
Một trong những điều đang tồn tại hiện nay đó là sự chủ quan . Khi những người có nhu cầu vay tiền khi đi vay họ thường không để ý hoặc không quan tâm hoặc không hỏi những nhân viên tư vấn tại các tổ chức vay tín dụng và tự ý ký bừa vào bản hợp đồng và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc
Thứ hai không tìm hiểu về cách lãi suất và lãi suất của khoản vay mà tự ý ký dẫn đến nhiều trường hợp bị lãi suất cao hơn bình thường và cao hơn so với họ đi cầm đồ hoặc vay thế chấp . Và khi vay tín chấp thì sẽ có 2 cách tính lãi xuất đó là tính lãi suất giảm dần và lãi suất cố định (Lãi suất trên dư nợ gốc). Vậy 2 cách tính lãi xuất này như thế nào ?
Đầu tiên là lãi suất cố định (Lãi suất trên dư nợ gốc)
Lãi xuất cố định là lãi suất được tính theo số tiền mà bạn đang vay và sẽ xuyên suốt thời gian bạn vay cho đến khi đáo hạn. Và lãi suất này sẽ không thay đổi. Công thức được tính như sau
Chúng tôi có một ví dụ như thế này
Khi bạn vay tại FE Credit 20 triệu với lãi xuất hàng tháng là 2.5% trong vòng 12 tháng thì số tiền bạn phải trả hàng tháng như sau :
20.000.000/12 + 20.000.000×2.5% = 2,166,666VNĐ . Như vậy số tiền hàng tháng bạn phải trả la 2,166,666 VNĐ
Lãi suất trên số dư nợ giảm dần
Lãi suất theo dư nợ giảm dần được tính dự trên số dư nợ thực tế, sau khi đã trừ đi số tiền gốc bạn trả hàng tháng. Công thức được tính như sau
- Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + Số tiền đã vay x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Số tiền gốc trả T1) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
- Số tiền người vay phải trả T12 = Số tiền đã vay/Thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả T11) x Lãi suất vay tín chấp cố định hàng tháng.
Ví dụ : Bạn vay tại FE 10 triệu trong vòng 12 tháng thì lãi xuất sẽ được dự tính như sau :
Tháng 12 tháng | Dư nợ | Lãi suất trên dư nợ Dư nợ × Lãi suất (3.92%) | Trả góp Mỗi tháng | Còn lại Dư nợ + Lãi suất trên dư nợ – Trả góp |
1 | 10,000,000 | 391,583 | 1,060,325 | 9,331,259 |
2 | 9,331,259 | 365,397 | 1,060,325 | 8,636,331 |
3 | 8,636,331 | 338,184 | 1,060,325 | 7,914,190 |
4 | 7,914,190 | 309,906 | 1,060,325 | 7,163,772 |
5 | 7,163,772 | 280,521 | 1,060,325 | 6,383,969 |
6 | 6,383,969 | 249,986 | 1,060,325 | 5,573,630 |
7 | 5,573,630 | 218,254 | 1,060,325 | 4,731,559 |
8 | 4,731,559 | 185,280 | 1,060,325 | 3,856,514 |
9 | 3,856,514 | 151,015 | 1,060,325 | 2,947,204 |
10 | 2,947,204 | 115,408 | 1,060,325 | 2,002,287 |
11 | 2,002,287 | 78,406 | 1,060,325 | 1,020,369 |
12 | 1,020,369 | 39,956 | 1,060,325 | 0 |
Tổng số tiền phải trả khi vay 10,000,000 trong vòng 12 tháng với lãi suất trên dư nợ 3.92%/tháng là: 1,060,325 × 12 = 12,723,896
Với các tính số dự nợ giảm dần này thì lãi xuất háng tháng sẽ cao hơn so với các tính lãi xuất theo dư nợ gốc . Nên đã xảy ra rất nhiều trường hợp đó là khi khách hàng đi vay không hiểu được cách tính lãi xuất như thế nào đến khi trả lãi 1 đến 2 tháng đầu thì nhận thấy rằng lãi xuất rất cao cho nên đã dẫn đến việc là nói “FE Credit lừa đảo”. Và dẫn đến nhiều hệ lụy. Điều này cũng một phần do nhân viên tư vấn đã không nói rõ về cách tính lãi xuất cho khách hàng
Chúng ta nên nhớ rằng khi đi vay bất kỳ đâu nên tìm hiểu kỹ về các thức vay, thủ tục vay và lãi xuất vay. Để tránh những trường hợp đang tiếc xảy ra như lãi mẹ đẻ lãi con , bị nợ xấu, nợ chú ý… Và những trường hợp này đang ngày càng phổ biến do sự thiếu hiểu biết và sự chủ quan . Chúng ta luôn ghi nhớ rằng vay tín chấp lãi xuất luôn cao hơn vay thế chấp
2/ Người đi vay tự ý trả tiền sớm thời hạn vay dẫn đến bị phạt nhiều loại phí
Đối với người đi vay thì tâm lý trả sớm luôn luôn được định hình trong họ một cách rõ ràng. Tùy nhiên với hình thức vay tín chấp tại FE Credit hoặc bất kỳ một tổ chức tài chính nào đi nữa thì nếu bạn trả sớm thì sẽ bị một khoản phí đó là phí trả trước và phí trả trước này sẽ được tính từ 2%-5% so với số tiền vay. Tại sao lại có phí này bới vì
Để bù đắp những rủi ro về lãi xuất , cũng như cân đối nguồn vốn bời vì trong thời gian khách hàng vay thì FE Credit vẫn phải trả lãi cho các bên mà họ huy động vốn
Khi khách hàng trả sớm thì FE Credit sẽ bị mất thời gian để giải ngân cho các khách hàng khác
Những điều khoản phạt này đã được khách hàng ký trong hợp đồng . Cho nên khi khách hàng trả sớm nghĩa là khách hàng đã vi phạm hợp đồng và phải chịu mọi khoản phí trong hợp đồng đưa ra
Cho nên khi đi vay tín chấp bạn không nên trả sớm . Nếu có trả sớm thì hãy trả sớm trong khoảng thời gian vay ngắn nhất . Nếu trả tầm giữa khoảng thời gian vay thì sẽ mất một khoản phí rất lớn. Nên lưu ý kỹ về lãi suất cũng như các khoản phạt phải trả nếu thực hiện sai quy định. Và đây cũng là lý do khiến khách hàng tố “FE Credit lừa đảo”. Đây cũng là thực trạng của tất cả các tổ chức tài chính cho vay tín chấp chứ không riêng gì FE Credit.
Lời kết
Nếu bạn đã biết hết mọi thông tin về khoản vay mà Công ty Fe Credit nói riêng và các công ty tài chính nói chung cung cấp một cách chính xác, rõ ràng và minh bạch, Bạn quyết định vay thì mọi thứ sẽ không có chuyện gì xảy ra đúng không nào.
Nhưng có thể vì lợi nhuận, có thể vì đặc thù riêng của ngành (rủi ro mất vốn cao, thị trường cạnh tranh khốc liệt, tâm lý của khách hàng khi đang cần tiền… ), các nhân viên tư vấn sẽ dùng mọi cách để qua mặt khách hàng, không giải thích rõ mọi điều khoản ngay tư đầu, tìm mọi cách để thu lợi nhuận, che đậy đi các mặt tối của công ty tài chính.
Vì thế, mình mong rằng với những kiến thức mà mình chia sẻ ở trên, các bạn sẽ biết được những gì mà các bạn nên được biết trước khi đặt bút ký tên vào hợp đồng tín dụng, để không phải tiền mất tật mang.