Có Nên Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Thứ 2? Đây Là 2 Cách Nhận Biết
Trang chủ Bảo hiểm Có nên mua bảo hiểm nhân thọ thứ 2?

Có nên mua bảo hiểm nhân thọ thứ 2?

by Tài chính Tín Dụng

Khách hàng có thể mua hai hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng phải có quyền lợi hợp lý và thực sự phù hợp với nhu cầu.

Có Nên Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Thứ 2 hay không?

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn có thể đủ cho người 30 tuổi nhưng không đáp ứng nhu cầu và trách nhiệm bổ sung đối với người 50 tuổi. Trong trường hợp này, một cá nhân có thể mua bảo hiểm nhân thọ thứ hai.

Bảo hiểm nhân thọ là kế hoạch chu toàn cho tương lai cũng như bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định và quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm để chọn được giải pháp phù hợp. Cùng tìm hiểu qua bài viết về 12 điều quan trọng cần lưu ý trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Khách hàng có thể mua nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng phải phù hợp với nhu cầu. Ảnh: CNBC

Khách hàng có thể mua nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhưng phải phù hợp với nhu cầu. Ảnh: CNBC

Nhu cầu mua hợp đồng thứ hai

Trong khi bảo hiểm y tế phụ thuộc vào chi phí y tế trong từng thời điểm, thì bảo hiểm nhân thọ lại ước tính giá trị cuộc sống của cá nhân khách hàng. Do đó, một cá nhân nên chọn một hoặc nhiều chính sách bảo hiểm nhân thọ để bù đắp giá trị kinh tế trong cuộc sống.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thứ hai giúp bổ sung phạm vi bảo hiểm của hợp đồng đầu tiên. Ngoài ra, bên mua bảo hiểm cũng có thể dựa vào chính sách thứ hai trong trường hợp một yêu cầu bị từ chối.

Quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thứ hai

Với hai chính sách, ngày đáo hạn của mỗi hợp đồng sẽ khác nhau và khách hàng có thể sử dụng số tiền bảo đảm để đáp ứng các nhu cầu tài chính trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Một cá nhân cũng có thể mua chính sách tại các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời như kết hôn, cho con đi học và mua nhà.

Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý khi mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thứ hai nên thông báo cho công ty bảo hiểm và lý do mua thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Tạp chí Mint dẫn lời Indraneel Chatterjee, nhà đồng sáng lập của RenewBuy InsurTech cho biết: “Nên có một gói bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn và một chính sách bổ sung để chăm sóc các nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh chi phí cho cuộc sống và trách nhiệm của con người đang gia tăng”.

Ông Chatterjee cũng khuyên khách hàng không nên mua bảo hiểm ở nhiều công ty cùng lúc để tránh phức tạp. Đồng thời, khách hàng cũng nên tham khảo ý kiến của cố vấn bảo hiểm để nhận được các chính sách bảo hiểm phù hợp theo yêu cầu.

Nếu bạn xem mua bảo hiểm nhân thọ là một kênh đầu tư như các kênh khác thì hãy suy nghĩ lại vì những lý do sau:

1. Bảo hiểm nhân thọ không có cơ chế “sinh lời” như đầu tư

Chứng khoán, bất động sản thường được các chuyên gia nhận định là những kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, gắn liền với nguyên lý “high risk high return” (rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn), đây là kênh đầu tư dành cho những người có khả năng chấp nhận rủi ro cao. Còn gửi tiền ngân hàng là một hình thức tiết kiệm đầu tư an toàn nên mức lãi suất khá khiêm tốn.

Dễ nhận thấy rằng các tiêu chí để lựa chọn kênh đầu tư có thể là khả năng sinh lời, mức rủi ro và tình hình tài chính của mỗi người.

Riêng đối với Bảo hiểm nhân thọ thì lại không dựa trên các tiêu chí đó. Chúng ta mua BHNT để đảm bảo rằng nếu chẳng may bị bệnh trong thời gian dài hoặc gặp phải biến cố lớn như tai nạn… chúng ta có đủ tiền điều trị bệnh mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân.

Sở dĩ BHNT thường bị nhầm lẫn là một kênh đầu tư là vì trong phần lớn trường hợp được chi trả, bạn sẽ nhận được quyền lợi lớn hơn nhiều so với số tiền đã bỏ ra. Tuy nhiên, cần xác định rõ rằng: Giá trị của một hợp đồng bảo hiểm nằm ở sự bảo vệ.

Nói cho dễ hiểu, mua bảo hiểm cũng giống như mua sự an tâm trong cuộc sống hiện tại và mua sự đảm bảo cho tương lai tài chính được đảm bảo khi ốm đau, chu toàn cho tương lai học vấn của con, hưu trí an nhàn, thảnh thơi. Đó là những lợi ích mà chúng ta không thể nhìn thấy được ngay trước mắt mà phải khi có sự cố hay trong tình huống cần có sự hỗ trợ về tài chính thì mới thấy hết được những giá trị mà BHNT mang lại..

Minh hoạ bằng ví dụ sau, ông A 49 tuổi, có số tiền nhàn rỗi là 12 triệu mỗi năm. Trường hợp ông A đem gửi tiết kiệm và 2 năm sau chẳng may bị tai nạn qua đời, gia đình ông lúc này sẽ rút số tiền tiết kiệm này về cộng với một phần tiền lãi khoảng 1,8 triệu (giả sử lãi suất tiết kiệm 7%). Thế nhưng trường hợp ông A dùng số tiền đó mua bảo hiểm, gia đình ông sẽ nhận giá trị đền bù hợp đồng bảo hiểm khoảng 840 triệu đồng (con số có thể dao động tuỳ sản phẩm thực tế).

Có thể thấy, trong trường hợp bất trắc xảy ra, BHNT chính là chỗ dựa lớn nhất cho gia đình với số tiền nhận về lớn hơn rất nhiều so với việc gửi tiết kiệm. Chúng ta nói về bảo hiểm chính là nói đến giá trị bảo vệ. Không nên so sánh BHNT với các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản hay gửi tiết kiệm. Vốn dĩ đó là sự so sánh khập khiễng do bản chất hoàn toàn khác nhau.

2. Bảo hiểm nhân thọ không phải rút lúc nào cũng được

Khi bạn dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, sau một khoảng thời gian nhất định, sẽ có hai trường hợp xảy ra – lỗ hoặc lời. Nhưng dù là lỗ hay lời, bạn đều toàn quyền quyết định số vốn của mình, muốn rút lúc nào cũng được, hoặc đầu tư thêm nếu muốn.

Tương tự như khi gửi tiết kiệm ngân hàng, mặc dù có sự chênh lệch về tiền lãi khi rút đúng hạn và rút trước hạn (rút đúng hạn thì hưởng tiền lãi ứng với lãi suất như ban đầu, rút trước hạn thì tiền lãi không đáng kể), nhưng bạn vẫn tuỳ ý lấy tiền về lúc nào cũng được.

Với Bảo hiểm nhân thọ thì hoàn toàn khác. Trong những năm đầu tiên, phí bảo hiểm chủ yếu được trích lập vào Quỹ dự phòng rủi ro, do tỷ lệ rủi ro ở những năm đầu tiên của công ty bảo hiểm rất lớn. Bạn gửi 10 triệu, 20 triệu nhưng nếu “sự kiện bảo hiểm” xảy ra, công ty bảo hiểm phải đền bù lên đến 1 tỷ, 2 tỷ đồng. Và thậm chí trong 2 năm đầu tiên, nếu bạn huỷ hợp đồng bảo hiểm, bạn sẽ “mất trắng”. Điều này được thể hiện rõ trong Luật kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ ban hành. Từ năm thứ 3 trở đi, giá trị hoàn lại bắt đầu hình thành.

Và cũng chính vì chia tiền vào quỹ rủi ro và giá trị hoàn lại, nên nếu xem BHNT là một quỹ tài chính trong dài hạn thì đó là một lựa chọn rất tốt. Nhưng nếu mục đích của bạn là đầu tư/ tiết kiệm trong ngắn hạn và trung hạn (5 – 6 năm) thì tốt nhất không nên mua Bảo hiểm nhân thọ.

Tóm lại, Bảo hiểm nhân thọ là một công cụ tài chính bảo vệ gia đình bạn trước những rủi ro trong cuộc sống, không phải một hình thức đầu tư hay tiết kiệm lãi suất cao. Nếu muốn tham gia bảo hiểm thì phải tìm hiểu thật kỹ, vì BHNT là hình thức bảo vệ lâu dài cho cuộc sống một cách có cam kết và ràng buộc, thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình.

Tổng hợp internet

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận